Năm 2025, nên đi xuất khẩu nước nào?
Nên đi xuất khẩu nước nào? - Trước hàng loạt thị trường tiềm năng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan hay các nước châu Âu, việc lựa chọn đúng quốc gia để làm việc không chỉ mang lại cơ hội thay đổi cuộc sống mà còn giúp bạn xây dựng một tương lai bền vững. Vậy năm 2025, nên đi xuất khẩu nước nào để có một tương lai vững chắc?
Năm 2025, nên đi xuất khẩu nước nào? Bạn đang băn khoăn nên đi xuất khẩu nước nào để vừa đảm bảo mức thu nhập cao, vừa có cơ hội phát triển sự nghiệp trong môi trường làm việc chuyên nghiệp?
Trước hàng loạt thị trường tiềm năng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan hay các nước châu Âu, việc lựa chọn đúng quốc gia để làm việc không chỉ mang lại cơ hội thay đổi cuộc sống mà còn giúp bạn xây dựng một tương lai bền vững.
Vậy năm 2025, nên đi xuất khẩu nước nào để có một tương lai vững chắc? Cùng Thành Đô tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây nhé
Năm 2025, thị trường lao động quốc tế sẽ biến đổi ra sao? Đâu là những quốc gia trải thảm đỏ đón chào lao động Việt Nam? Câu hỏi “Năm 2025, nên đi xuất khẩu nước nào?” chắc hẳn đang là mối quan tâm hàng đầu của rất nhiều người.
Thị trường xuất khẩu lao động tại Việt Nam hiện nay
Trong năm 2024, thị trường xuất khẩu lao động (XKLĐ) Việt Nam tiếp tục đạt được những kết quả ấn tượng, vượt xa mục tiêu kế hoạch đề ra.
Theo số liệu từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong 11 tháng đầu năm, đã có 143.160 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, đạt 114% so với kế hoạch năm (125.000 người).
Nhật Bản tiếp tục là thị trường hàng đầu, với 69.188 lao động Việt Nam được tiếp nhận trong năm 2024.
Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc lần lượt xếp thứ hai và thứ ba với 53.271 và 11.273 lao động.
Bên cạnh các thị trường truyền thống, các quốc gia Đông Âu như Đức, Ba Lan, Romania và Hungary đang dần trở thành điểm đến tiềm năng nhờ thu nhập cao, điều kiện làm việc tốt và nhu cầu lớn về lao động trong các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
Lao động Việt Nam tham gia xuất khẩu ở nhiều ngành nghề khác nhau như sản xuất chế tạo (cơ khí, dệt may, lắp ráp điện tử), xây dựng, nông nghiệp, ngư nghiệp và dịch vụ (chăm sóc người cao tuổi, giúp việc gia đình),...
Mặc dù có nhiều tín hiệu tích cực song thị trường XKLĐ ở Việt Nam vẫn đối mặt với các thách thức như ý thức kỷ luật chưa cao ở một bộ phận lao động, tình trạng lao động bỏ trốn tại một số thị trường và sự cạnh tranh gay gắt từ các quốc gia xuất khẩu lao động khác.
Để giải quyết vấn đề này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã triển khai nhiều giải pháp như siết chặt công tác tuyển chọn, nâng cao đào tạo kỹ năng và ý thức kỷ luật, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế nhằm đảm bảo chất lượng lao động đầu ra.
Với sự mở rộng sang các thị trường tiềm năng và chiến lược nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xuất khẩu lao động sẽ tiếp tục là hướng đi quan trọng, không chỉ mang lại nguồn thu nhập lớn cho người lao động mà còn góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
>>> Tham khảo: Xuất khẩu lao động Châu Âu
Năm 2025, nên đi xuất khẩu nước nào? - Top thị trường XKLĐ tiềm năng hiện nay
Có thể nói xuất khẩu lao động tiếp tục là hướng đi quan trọng giúp người lao động Việt Nam cải thiện thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Năm 2025, nhiều thị trường XKLĐ được đánh giá cao bởi tiềm năng thu nhập và điều kiện làm việc mà lao động có thể cân nhắc tham khảo:
Thị trường XKLĐ Nhật Bản
Nhật Bản từ lâu đã khẳng định là một trong những thị trường xuất khẩu lao động hấp dẫn nhất đối với người lao động Việt Nam.
Với môi trường làm việc chuyên nghiệp, mức thu nhập hấp dẫn và nhiều chính sách hỗ trợ lao động nước ngoài, Nhật Bản tiếp tục khẳng định là điểm đến lý tưởng của nhiều lao động quốc tế.
Đặc biệt, sự gia tăng từ 66 lên 76 ngành nghề được cấp phép trong những năm gần đây đã mở ra nhiều cơ hội việc làm, mang đến triển vọng phát triển kinh tế cho hàng chục nghìn lao động.
Người lao động có thể lựa chọn các công việc như xây dựng, sản xuất chế tạo (cơ khí, điện tử, may mặc), chế biến thực phẩm, chăm sóc sức khỏe hoặc nông nghiệp.
Mức lương cơ bản tại Nhật Bản dao động từ 30 - 40 triệu đồng/tháng, chưa kể thu nhập làm thêm giờ. Ngoài ra, lao động còn được tham gia đầy đủ các loại bảo hiểm như bảo hiểm y tế, bảo hiểm lao động và được hưởng các phúc lợi xã hội theo quy định của Nhật Bản.
Bên cạnh thu nhập hấp dẫn, lao động sang Nhật làm việc còn có cơ hội phát triển sự nghiệp lâu dài với visa vĩnh trú và cơ hội bảo lãnh người thân sang Nhật nếu đủ điều kiện cho phép.
Nếu bạn đang tìm kiếm một điểm đến giúp nâng cao thu nhập và mở ra cơ hội phát triển nghề nghiệp, Nhật Bản chính là sự lựa chọn lý tưởng.
Thị trường XKLĐ Hàn Quốc
Hàn Quốc là một trong những thị trường xuất khẩu lao động trọng điểm và quen thuộc đối với người Việt Nam.
Hiện nay, Chính phủ Hàn Quốc đã mở cửa đón lao động nước ngoài thông qua chương trình EPS (Employment Permit System) do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam triển khai, tạo điều kiện cho người lao động Việt Nam tìm kiếm cơ hội cải thiện thu nhập và ổn định cuộc sống.
Các đơn hàng tại Hàn Quốc rất đa dạng, bao gồm sản xuất chế tạo như nhựa, cao su, luyện kim, cơ khí, điện, điện tử; ngành nông nghiệp như trồng trọt, làm nông trại và ngành xây dựng hoặc chế biến thủy sản.
Mặc dù có tiềm năng lớn như vậy nhưng thị trường Hàn Quốc được đánh giá là khá khó khăn. Điều kiện tuyển dụng tại đây khá khắt khe, yêu cầu người lao động phải đảm bảo sức khỏe tốt, đạt trình độ tiếng Hàn tối thiểu và đáp ứng các yêu cầu về kỹ năng nghề nghiệp.
Ngoài ra, một số địa phương tại Việt Nam cũng đang thuộc diện bị hạn chế đưa lao động sang Hàn Quốc do tỷ lệ cư trú bất hợp pháp cao như: huyện Nghi Xuân, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), thành phố Chí Linh (Hải Dương), thị xã Cửa Lò, huyện Nghi Lộc, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An), huyện Đông Sơn và huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa).
Mặc dù vậy, Hàn Quốc vẫn là một thị trường đầy tiềm năng cho người lao động Việt Nam nhờ mức thu nhập hấp dẫn, sự minh bạch trong quản lý, cùng với môi trường làm việc chuyên nghiệp đã khiến Hàn Quốc trở thành điểm đến được ưa chuộng.
Thị trường xuất khẩu lao động Đài Loan
Đài Loan từ lâu đã trở thành một trong những điểm đến quen thuộc và hấp dẫn đối với người lao động Việt Nam. Đây là một trong những thị trường có tỷ lệ người lao động Việt Nam tham gia xuất khẩu lao động cao nhất trong khu vực châu Á.
So với các thị trường như Nhật Bản hay Hàn Quốc, chi phí xuất cảnh sang Đài Loan được đánh giá là thấp hơn, khá phù hợp với người lao động có điều kiện kinh tế hạn chế.
Thêm vào đó, điều kiện tuyển dụng tại Đài Loan cũng rất đơn giản, không yêu cầu quá cao về trình độ học vấn hay kỹ năng. Một số ngành nghề đặc thù như hộ lý hoặc cơ khí có thể yêu cầu kinh nghiệm hoặc trình độ cao hơn, nhưng vẫn nằm trong khả năng đáp ứng của đa số lao động.
Người lao động có thể dễ dàng tìm thấy công việc phù hợp với trình độ và kinh nghiệm của mình ở các lĩnh vực ngành nghề như: cơ khí, xây dựng, chế biến thực phẩm, may mặc, điện tử, hộ lý trong viện dưỡng lão và giúp việc gia đình.
Một điểm nổi bật khác của thị trường XKLĐ Đài Loan là thời hạn hợp đồng lao động có thể kéo dài lên đến 12 năm. Điều này không chỉ mang lại sự ổn định lâu dài trong công việc mà còn tạo điều kiện để người lao động có thời gian tích lũy tài chính và xây dựng một cuộc sống ổn định.
Ngoài ra, môi trường sống tại Đài Loan có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, giúp lao động dễ dàng thích nghi, yên tâm làm việc và hòa nhập nhanh chóng.
Năm 2025, nếu bạn đang cân nhắc một thị trường XKLĐ an toàn và hiệu quả, Đài Loan chính là một gợi ý không thể bỏ qua.
>>> Xem thêm: Xuất khẩu lao động Đài Loan
Thị trường xuất khẩu lao động Singapore
Được biết đến là một quốc gia đáng sống, hiện đại và có mức thu nhập cao, Singapore thu hút lượng lớn lao động có trình độ và kỹ năng từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Tại Singapore, người lao động có thể lựa chọn làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau như dịch vụ, công nghiệp, xây dựng và chăm sóc sức khỏe,... với mức lương cơ bản dao động từ 1.200 SGD – 1.600 SGD/tháng (khoảng từ 19 – 27 triệu VNĐ), chưa kể làm thêm, tăng ca.
Đất nước này không phải là nơi có “việc nhẹ lương cao” như nhiều người vẫn nghĩ. Để đạt được mức thu nhập tốt, người lao động cần làm việc chăm chỉ, chịu được áp lực cao và tuân thủ các quy định nghiêm ngặt tại nơi làm việc.
Đa phần các công việc tại đây đòi hỏi người lao động phải có trình độ từ trung cấp, cao đẳng trở lên. Bên cạnh đó, khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh hoặc tiếng Trung là bắt buộc.
Thêm vào đó, chi phí sinh hoạt tại Singapore được đánh giá là rất cao, đòi hỏi lao động phải có kế hoạch chi tiêu hợp lý.
Do đó, để thành công tại thị trường này, người lao động cần chuẩn bị kỹ lưỡng về chuyên môn, ngoại ngữ và tinh thần làm việc.
Nếu bạn là người lao động có mục tiêu rõ ràng và đủ năng lực, Singapore chắc chắn sẽ là một trong những điểm đến tiềm năng nhất trong năm 2025.
>>> Xem thêm: Xuất khẩu lao động Singapore
Thị trường xuất khẩu lao động Canada
Canada từ lâu đã được biết đến là một trong những quốc gia phát triển nhất thế giới với mức sống cao, kinh tế ổn định và cơ hội việc làm hấp dẫn.
Với người lao động Việt Nam, xuất khẩu lao động sang Canada mang lại mức thu nhập cao, dao động từ 2.300 CAD đến 6.500 CAD/tháng (tương đương khoảng 40 – 115 triệu VNĐ/tháng), tùy thuộc vào ngành nghề và trình độ chuyên môn.
Các ngành nghề phổ biến bao gồm nông nghiệp, xây dựng, chế biến thực phẩm, dịch vụ khách sạn và y tế. Đây là mức thu nhập đáng mơ ước đối với người lao động Việt Nam, đặc biệt với những lao động có kỹ năng và kinh nghiệm làm việc.
Tuy nhiên, để được làm việc tại Canada, người lao động cần đáp ứng các điều kiện khắt khe về trình độ, kỹ năng và ngoại ngữ.
Đặc biệt, người lao động phải sở hữu một trong năm loại giấy phép lao động do Chính phủ Canada cấp, bao gồm: Giấy phép NAFTA, Giấy phép miễn trừ LMIA, Giấy phép lao động sau khi hoàn thành chương trình học, Giấy phép chuyển nhượng trong công ty, Giấy phép lao động theo các chương trình lao động tạm thời khác.
Chưa kể, nhu cầu tuyển dụng lao động Việt Nam tại Canada hiện chưa cao. Quy trình xin visa lao động phức tạp, yêu cầu người lao động phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ và đáp ứng các điều kiện nghiêm ngặt.
Bên cạnh đó, tổng chi phí đi XKLĐ Canada và chi phí sinh hoạt tại đất nước này cũng là một khoản đáng suy nghĩ, có thể là rào cản lớn cho nhiều người.
Để đảm bảo thành công, người lao động cần có sự chủ động chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi tham gia thị trường lao động này.
>>> Xem thêm: Xuất khẩu lao động Canada
Thị trường xuất khẩu lao động Hungary
Hungary - một quốc gia thuộc khu vực Trung Âu, đang có sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng.
Nhu cầu nhân lực ngày càng tăng tại đây đã biến Hungary trở thành một thị trường xuất khẩu lao động tiềm năng đối với người lao động Việt Nam.
Hiện nay, thị trường lao động Hungary đang tuyển dụng số lượng lớn trong các ngành nghề như xây dựng và công nghiệp. Những công việc phổ biến bao gồm thợ xây, thợ mộc, thợ sắt, y tá và kỹ sư xây dựng.
Đặc biệt, các ngành nghề này không chỉ cung cấp môi trường làm việc ổn định mà còn mang lại mức lương hấp dẫn, dao động từ 20 – 22 triệu VNĐ/tháng, trong khi các vị trí kỹ sư hoặc công việc có trình độ cao hơn có thể nhận mức lương từ 40 – 68 triệu VNĐ/tháng.
Ngoài mức lương cao, chi phí sinh hoạt tại Hungary cũng tương đối thấp so với các quốc gia Tây Âu khác.
Sau một thời gian làm việc tại Hungary, lao động nước ngoài có thể đăng ký sở hữu thẻ thường trú nhân, mở ra cơ hội định cư và ổn định cuộc sống tại châu Âu.
So với các thị trường XKLĐ khác tại châu Âu, Hungary có điều kiện tuyển dụng tương đối dễ dàng. Quy trình xét duyệt hồ sơ tại Hungary cũng được đánh giá là nhanh gọn và minh bạch, giúp người lao động rút ngắn thời gian chờ đợi và nhanh chóng bắt đầu công việc.
Nếu bạn đang tìm kiếm một thị trường XKLĐ phù hợp với tiềm năng và mục tiêu của mình, Hungary chắc chắn là lựa chọn đáng cân nhắc.
>>> Xem thêm: Xuất khẩu lao động Hungary
Thị trường xuất khẩu lao động Đức
Đức là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về kinh tế và giáo dục, đồng thời cũng là điểm đến hấp dẫn cho lao động Việt Nam, đặc biệt thông qua chương trình du học nghề.
Đây là một cơ hội lý tưởng dành cho các bạn trẻ vừa muốn học tập, vừa muốn làm việc để tích lũy kinh nghiệm và nâng cao thu nhập.
Chương trình du học nghề tại Đức hiện được tổ chức theo mô hình đào tạo nghề kép (Dual System), kết hợp giữa học lý thuyết tại trường và thực hành trực tiếp tại doanh nghiệp.
Với quy định của Chính phủ Đức, học sinh từ độ tuổi 15 – 18 đã có thể tham gia chương trình này, mở ra cơ hội lớn cho các bạn trẻ muốn tiếp cận nền giáo dục tiên tiến và chuyên nghiệp.
Tham gia chương trình du học nghề tại Đức mang lại rất nhiều lợi ích lớn cho học sinh.
Trước hết, đây là cơ hội tuyệt vời để các em vừa học tập vừa làm việc, giúp giảm bớt gánh nặng tài chính trong thời gian học tập.
Học sinh còn được nhận trợ cấp từ doanh nghiệp trong thời gian thực hành, giúp trang trải chi phí sinh hoạt.
Bên cạnh đó, chương trình còn giúp học sinh phát triển kỹ năng chuyên môn và làm quen với môi trường làm việc chuyên nghiệp, nâng cao cơ hội được tuyển dụng chính thức sau khi tốt nghiệp.
Các lĩnh vực đào tạo nghề tại Đức rất đa dạng, bao gồm y tế, kỹ thuật, cơ khí, công nghệ thông tin, du lịch, khách sạn và thương mại. Đây đều là những ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao, mang lại triển vọng phát triển lâu dài cho học sinh sau khi hoàn thành chương trình đào tạo.
>>> Xem thêm: Xuất khẩu lao động Đức
Thị trường xuất khẩu lao động New Zealand
New Zealand nổi bật với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và chất lượng sống cao, đang trở thành một trong những thị trường xuất khẩu lao động tiềm năng dành cho người lao động Việt Nam.
Hiện nay, New Zealand có nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài trong nhiều lĩnh vực: nông nghiệp, xây dựng, và dịch vụ,... Các công việc phổ biến tại đây bao gồm trồng trọt, thu hoạch nông sản, xây dựng cơ sở hạ tầng và làm việc trong ngành dịch vụ khách sạn, nhà hàng.
Những ngành nghề này không chỉ cung cấp môi trường làm việc tốt mà còn mang lại mức thu nhập đáng kể, dao động từ 1.500 – 2.500 USD/tháng (tương đương 35 – 60 triệu VNĐ/tháng), chưa kể làm thêm, tăng ca.
Ngoài mức thu nhập hấp dẫn, lao động tại New Zealand còn được đảm bảo quyền lợi về bảo hiểm và các phúc lợi xã hội theo quy định của nước này.
Mặc dù mang lại nhiều cơ hội, New Zealand cũng đặt ra những yêu cầu khá cao đối với người lao động nước ngoài về độ ngoại ngữ, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng và dịch vụ.
Bên cạnh đó, chi phí xuất cảnh và chi phí sinh hoạt tại New Zealand khá cao, cũng là một vấn đề cần cân nhắc, đòi hỏi người lao động phải có kế hoạch chi tiêu hợp lý để cân đối thu nhập và chi phí.
Tuy nhiên, thị trường lao động New Zealand có nhiều chính sách hỗ trợ dành cho lao động nước ngoài. Sau một thời gian làm việc tại đây, người lao động có thể xin gia hạn visa hoặc nộp hồ sơ xin thẻ cư trú lâu dài để ổn định cuộc sống tại đây.
>>> Xem thêm: Xuất khẩu lao động New Zealand
Vậy năm 2025 nên đi xuất khẩu lao động nước nào tốt nhất?
Có thể khẳng định xuất khẩu lao động là con đường giúp nhiều người lao động Việt Nam cải thiện thu nhập và thay đổi cuộc sống. Tuy nhiên, đứng trước hàng loạt thị trường tiềm năng nêu trên, câu hỏi "Nên đi xuất khẩu nước nào vào năm 2025?" luôn khiến nhiều người băn khoăn.
Trên thực tế mỗi đất nước sẽ có điều kiện sống, chi phí sinh hoạt khác nhau kéo theo mức lương cũng có sự chênh lệch.
Hiện nay thị trường XKLĐ tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan hay Singapore vô cùng phát triển nhận được nhiều lựa chọn của người lao động.
Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn là thị trường lý tưởng nhất nhờ sự ổn định, mức lương hấp dẫn và điều kiện tuyển dụng phù hợp với đa số lao động Việt Nam.
Với mức lương trung bình từ 30-50 triệu đồng/tháng, chưa kể các khoản thu nhập từ làm thêm, Nhật Bản mang lại cơ hội thu nhập ổn định cho người lao động.
Các ngành nghề tuyển dụng tại Nhật rất đa dạng, từ sản xuất chế tạo, xây dựng, chế biến thực phẩm đến nông nghiệp và điều dưỡng.
Theo Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, hiện có hơn 350.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại Nhật Bản. Trong 5 năm qua, Nhật Bản luôn nằm trong danh sách các thị trường tiếp nhận lao động Việt nhiều nhất với số lượng tăng trưởng ổn định mỗi năm:
– Năm 2018: 68.737 lao động
– Năm 2019: 82.702 lao động
– Năm 2020: 38.891 lao động
– Năm 2022: 67.295 lao động
– Năm 2023: gần 80.000 lao động.
Những con số này khẳng định Nhật Bản là thị trường XKLĐ ổn định và bền vững nhất cho người lao động Việt Nam. Chính vì vậy thị trường XKLĐ Nhật Bản là sự lựa chọn hoàn hảo mà bạn không thể bỏ lỡ.
Một số lưu ý khi lựa chọn thị trường xuất khẩu lao động hiện nay
Con đường xuất khẩu lao động mang lại nhiều cơ hội cải thiện thu nhập và phát triển sự nghiệp cho người lao động Việt Nam.
Tuy nhiên, để đảm bảo thành công và tránh rủi ro, việc lựa chọn thị trường XKLĐ cần được cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên nhiều yếu tố quan trọng.
– Mức lương và điều kiện làm việc: Bạn nên so sánh mức lương giữa các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan hay các nước châu Âu để xác định đâu là nơi mang lại thu nhập phù hợp. Bên cạnh đó, điều kiện làm việc như giờ làm, môi trường lao động và chế độ phúc lợi cũng rất quan trọng.
– Chất lượng cuộc sống: Đánh giá chất lượng cuộc sống tại quốc gia dự định làm việc là bước không thể bỏ qua. Các yếu tố như giáo dục, y tế, giao thông, và mức độ an sinh xã hội đều ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của người lao động.
– Ngôn ngữ và văn hóa: Những quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Đức yêu cầu người lao động phải học ngôn ngữ bản địa trước khi xuất cảnh. Nếu bạn không tự tin trong việc học ngôn ngữ, các quốc gia sử dụng tiếng Anh như Singapore, Canada hoặc New Zealand sẽ là lựa chọn tốt hơn. Đồng thời, việc tìm hiểu văn hóa làm việc và phong tục địa phương sẽ giúp bạn thích nghi nhanh hơn và tránh các cú sốc văn hóa.
– Chế độ bảo hiểm và phúc lợi xã hội: Bạn cần tìm hiểu xem quốc gia đó có cung cấp các loại bảo hiểm như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và chính sách hỗ trợ lao động khi xảy ra tai nạn hay không.
– Tình hình kinh tế và cơ hội nghề nghiệp: Nền kinh tế và nhu cầu lao động tại quốc gia bạn dự định đến cũng là yếu tố quan trọng. Bạn cần cân nhắc thị trường có cơ hội phù hợp với trình độ, kỹ năng và nguyện vọng của bản thân.
– Xin ý kiến của người lao động đi trước: Những phản hồi từ người đi trước giúp bạn hiểu rõ hơn về môi trường làm việc, chi phí sinh hoạt, cũng như các khó khăn có thể gặp phải, là cơ sở thực tế giúp bạn chuẩn bị tốt hơn về tâm lý và tài chính trước khi xuất cảnh.
– Tình hình chính trị và an ninh quốc gia: Trước khi quyết định làm việc tại một quốc gia, bạn cần tìm hiểu về tình hình chính trị và an ninh của đất nước đó. Một quốc gia ổn định về chính trị và an toàn sẽ giúp bạn yên tâm hơn trong quá trình làm việc.
Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về thị trường xuất khẩu lao động năm 2025 và có quyết định cho riêng mình rằng nên đi xuất khẩu nước nào. Vẫn biết thị trường lao động quốc tế luôn biến động, nhưng cơ hội luôn rộng mở cho những người biết nắm bắt. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI
Hotline: 097.448.4560/ (+84) 248-589-1661
🏨 Address: Tầng 9, Tòa nhà CIC, Phố Nguyễn Thị Duệ, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Email: Hello.wearethanhdoies@gmail.com
Website: https://duhocxkldthanhdo.vn
Tin liên quan
- Xuất khẩu lao động Đài Loan
- Nên đi xuất khẩu nước nào?
- Việc làm tiếng Nhật ngành nông nghiệp
- Thành Đô tiễn bay các bạn thực tập sinh tuần 3 tháng 12
- Thực tập sinh tiếng Nhật N4
- Các công ty tuyển thực tập sinh tiếng Nhật
- Thực tập sinh tiếng Nhật là gì?
- 14 ngành nghề visa đặc định
- Đơn hàng visa đặc định
- Visa kỹ năng đặc định aduka
- Visa mới kỹ năng đặc định
- Kỳ thi kỹ năng đặc định
- Tài liệu thi kỹ năng đặc định
- Chương trình kỹ năng đặc định
- Đơn hàng Tokutei
- Tuyển dụng Tokutei
- Lịch thi Tokutei tại Việt Nam
- Visa tokutei là gì?
- Tokutei là gì?
- Việc làm tiếng Nhật không yêu cầu kinh nghiệm