Xuất khẩu lao động New Zealand
Xuất khẩu lao động New Zealand đang trở thành sự lựa chọn đầy tiềm năng cho nhiều lao động Việt Nam nhờ mức lương hấp dẫn và cơ hội làm việc trong môi trường quốc tế chuyên nghiệp.
Xuất khẩu lao động New Zealand. So với các thị trường truyền thống, New Zealand là một điểm đến mới mẻ nhưng đầy tiềm năng cho người lao động Việt Nam.
Theo thống kê, số lượng lao động Việt lựa chọn xuất khẩu lao động New Zealand đang có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Điều này cho thấy sức hút của thị trường lao động này đối với người lao động Việt.
Vậy điều gì đã tạo nên sự hấp dẫn đó? Cùng Thành Đô tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.
Thị trường xuất khẩu lao động New Zealand hiện nay
Bên cạnh các thị trường trọng điểm như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản thì xuất khẩu lao động New Zealand hiện đang thu hút sự quan tâm của nhiều lao động Việt bởi đây là thị trường lao động mang lại thu nhập cao với mức lương lên tới hàng nghìn đô mỗi tháng.
Hiện nay, có hai chương trình chính để lao động Việt Nam làm việc tại New Zealand bao gồm:
– Chương trình Lao động Kỳ nghỉ (Working Holiday Scheme - WHS): Được triển khai từ năm 2012, chương trình này cho phép lao động Việt Nam từ 18 đến 30 tuổi sang New Zealand du lịch kết hợp làm việc hoặc học tập trong thời gian 12 tháng. Mỗi năm, New Zealand cấp 100 suất WHS cho công dân Việt Nam.
– Chương trình xuất khẩu lao động dài hạn: Thời hạn làm việc từ 3 đến 5 năm, tập trung vào các ngành nghề đòi hỏi kỹ năng cao như đầu bếp, kỹ sư và các lĩnh vực chuyên môn khác. Sau khi hết hạn visa, nếu không vi phạm quy định và được chủ sử dụng lao động đánh giá cao, người lao động có thể xin gia hạn visa.
Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận thực tế rằng, mặc dù đã có các thỏa thuận hợp tác, số lượng lao động Việt Nam tại New Zealand vẫn chưa tăng trưởng mạnh như ở các thị trường khác như Đài Loan, Nhật Bản hay Hàn Quốc.
Nguyên nhân có thể do chương trình WHS giới hạn số lượng và yêu cầu cao về trình độ, cũng như số lượng công ty đủ điều kiện tuyển dụng lao động sang New Zealand còn hạn chế.
Do đó, để thúc đẩy hợp tác lao động giữa hai nước, Việt Nam và New Zealand đã tiến hành nhiều cuộc thảo luận nhằm tăng hạn ngạch cho chương trình WHS và ký kết các thỏa thuận hợp tác lao động song phương, trong đó có lĩnh vực lao động.
Hiện nay, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 14 của New Zealand; là nhà xuất khẩu thứ 13 vào thị trường New Zealand và là nhập khẩu đứng thứ 17 của New Zealand.
Ngoài ra, New Zealand cũng đang nới lỏng các quy định nhập cư để thu hút lao động nước ngoài, đặc biệt trong các ngành y tế và chăm sóc sức khỏe, mở ra cơ hội cho lao động Việt Nam có trình độ chuyên môn cao.
Tóm lại, thị trường XKLĐ New Zealand đang mở ra nhiều cơ hội cho lao động Việt Nam, đặc biệt trong các ngành nghề đòi hỏi kỹ năng cao. Tuy nhiên, người lao động cần chuẩn bị kỹ lưỡng và tìm hiểu chi tiết để hành trình làm việc tại New Zealand diễn ra suôn sẻ.
>>> Tham khảo: Nên đi xuất khẩu nước nào?
Điều kiện đi xuất khẩu lao động New Zealand
New Zealand hiện là một điểm đến mới mẻ nhưng đầy tiềm năng cho người lao động Việt Nam. Tuy nhiên, điều kiện xuất khẩu lao động New Zealand rất khắt khe với nhiều yêu cầu khác nhau. Cụ thể:
Yêu cầu về độ tuổi
Đối với chương trình Lao động Kỳ nghỉ (Working Holiday Scheme - WHS), độ tuổi được quy định từ 18 đến 30 tuổi.
Trong khi đó, các chương trình lao động dài hạn yêu cầu độ tuổi từ 20 đến dưới 45 tuổi, tùy vào yêu cầu cụ thể của từng ngành nghề.
Ngoài ra, một số ngành nghề đặc biệt có thể giới hạn độ tuổi để phù hợp với tính chất công việc.
Yêu cầu về trình độ học vấn
New Zealand đòi hỏi người lao động phải có trình độ học vấn tối thiểu là bậc cao đẳng trở lên. Đất nước New Zealand không chấp nhận bằng trung cấp và bằng cấp 3.
Với các ngành nghề đòi hỏi kỹ năng chuyên môn, như đầu bếp, thợ cơ khí hay kỹ sư, người lao động cần có bằng cấp liên quan và giấy chứng nhận kỹ năng nghề.
Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ
Hầu hết các công việc tại New Zealand yêu cầu khả năng giao tiếp tiếng Anh tốt. Một số ngành nghề đòi hỏi người lao động phải có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế như IELTS (tối thiểu 4.5) hoặc PTE (tương đương PTE 30 trở lên).
Thời hạn của các chứng chỉ này không được quá 2 năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
Yêu cầu về sức khỏe, ngoại hình
New Zealand yêu cầu lao động nước ngoài phải đáp ứng tiêu chuẩn sức khỏe nghiêm ngặt. Người lao động không được mắc các bệnh truyền nhiễm như lao phổi, viêm gan B, HIV hay các bệnh mãn tính khác như bệnh tim mạch hoặc tiểu đường.
Ngoài ra, lao động nam cần đảm bảo chiều cao tối thiểu là 1m60 và cân nặng từ 55kg trở lên. Đối với lao động nữ, chiều cao tối thiểu là 1m55 và cân nặng từ 45kg trở lên.
Yêu cầu về tài chính
Người lao động cần chứng minh tài chính để đảm bảo khả năng tự chi trả trong thời gian đầu làm việc tại New Zealand. Đối với chương trình WHS, người tham gia phải chứng minh có ít nhất 4.200 NZD (tương đương khoảng 60 triệu đồng) trong tài khoản ngân hàng.
Một số yêu cầu khác
Chính phủ New Zealand yêu cầu tất cả lao động nước ngoài phải có lý lịch tư pháp trong sạch, không có tiền án, tiền sự.
Ngoài ra, lao động cần có sự chăm chỉ, tính kỷ luật cao và thích ứng tốt với môi trường làm việc năng động và nhiều áp lực.
Một số ngành nghề phổ biến khi đi xuất khẩu lao động New Zealand
New Zealand là một trong những thị trường lao động hấp dẫn đối với người lao động Việt Nam, đặc biệt trong các ngành nghề đòi hỏi kỹ năng và chuyên môn cao.
Dưới đây là một số ngành nghề phổ biến mà người lao động Việt Nam có thể tham gia khi làm việc tại New Zealand:
Ngành Xây dựng
New Zealand đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động trong ngành xây dựng, đặc biệt ở các vị trí như thợ sơn, thợ bê tông và thợ hàn.
Các doanh nghiệp New Zealand đã bày tỏ mong muốn tuyển dụng lao động Việt Nam cho các vị trí này. Mức lương bình quân trong ngành xây dựng tại New Zealand khoảng 20 đô la New Zealand/giờ (tương đương khoảng 240.000 đồng/giờ).
Ngành Cơ khí và Sửa chữa Máy móc
Các vị trí như thợ cơ khí, thợ sửa máy dầu và thợ hàn đang được New Zealand tuyển dụng nhiều từ nguồn lao động Việt Nam.
Kỹ năng và kinh nghiệm lao động Việt trong lĩnh vực này được đánh giá cao, mang lại thu nhập ổn định và cơ hội làm việc trong môi trường chuyên nghiệp.
Ngành Chế biến thực phẩm
New Zealand luôn có nhu cầu tuyển dụng lao động trong ngành chế biến thực phẩm, bao gồm các vị trí như thợ làm bánh và thợ giết mổ gia súc trong các khu chăn nuôi, chế biến.
Mặc dù những công việc này đều đòi hỏi kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm nhưng mang lại thu nhập ổn định cho người lao động.
Ngành Y tế và Chăm sóc Sức khỏe
New Zealand đang thiếu hụt nhân lực trong lĩnh vực y tế, bao gồm các vị trí như y tá, bác sĩ và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe.
Chính phủ New Zealand đã ban hành "danh sách xanh" ưu tiên cho người nhập cư trong các ngành này, tạo cơ hội cho lao động có trình độ cao từ Việt Nam.
Ngành Giáo dục
Giáo viên là một trong những ngành nghề được bổ sung vào danh sách ưu tiên nhập cư của New Zealand. Điều này mở ra cơ hội cho những người có trình độ và kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục muốn làm việc tại New Zealand.
Ngành Giao thông Vận tải:
New Zealand cũng đang tìm kiếm lao động trong lĩnh vực giao thông vận tải, bao gồm các vị trí như lái xe buýt và lái xe tải.
Những công việc này yêu cầu kỹ năng lái xe chuyên nghiệp và tuân thủ các quy định an toàn giao thông nghiêm ngặt.
Có nên đi xuất khẩu lao động New Zealand ở thời điểm hiện tại hay không?
So với các nước khác thì New Zealand vẫn là thị trường xuất khẩu lao động mới mẻ ở Việt Nam. Vậy nên, để trả lời câu hỏi có nên đi XKLĐ New Zealand hay không, bạn cần xem xét cả hai mặt lợi ích và khó khăn khi tham gia chương trình này.
Ưu điểm khi đi xuất khẩu lao động New Zealand
– Mức lương và chế độ đãi ngộ cao: New Zealand mang đến mức thu nhập hấp dẫn, trung bình từ 4.000–5.000 NZD/tháng (khoảng 60–75 triệu VNĐ). Các ngành như xây dựng, cơ khí, nông nghiệp và y tế thậm chí còn mang lại mức lương cao hơn. Ngoài ra, người lao động còn được hưởng các chế độ phúc lợi tốt như bảo hiểm y tế, nghỉ phép có lương và hỗ trợ nhà ở từ một số doanh nghiệp.
– Môi trường làm việc hiện đại: New Zealand nổi tiếng với môi trường làm việc chuyên nghiệp, coi trọng quyền lợi của người lao động. Người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, hiện đại và có cơ hội học hỏi kỹ năng từ các chuyên gia quốc tế.
– Cơ hội phát triển cá nhân: Những người có trình độ tiếng Anh và kỹ năng nghề cao có thể thăng tiến trong công việc hoặc chuyển đổi visa sang định cư lâu dài. Tuy nhiên, việc định cư ở New Zealand khá khó khăn và đòi hỏi nhiều điều kiện khắt khe.
Một số thách thức, khó khăn khi đi xuất khẩu lao động New Zealand
– Yêu cầu khắt khe về trình độ: New Zealand ưu tiên lao động có trình độ cao, đòi hỏi tối thiểu tốt nghiệp cao đẳng. Nhiều ngành nghề yêu cầu chứng chỉ kỹ năng hoặc bằng cấp cao hơn cùng kinh nghiệm làm việc thực tế từ 2–3 năm. Ngoài ra, chứng chỉ tiếng Anh như IELTS 4.5 hoặc PTE 30 trở lên là bắt buộc đối với hầu hết các vị trí.
– Chi phí ban đầu cao: Chi phí chuẩn bị hồ sơ, visa, vé máy bay và chứng minh tài chính,... để đi làm việc tại New Zealand là tương đối cao, vô tình gánh nặng đối với nhiều lao động phổ thông. Bên cạnh đó, thời gian hoàn tất thủ tục thường kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm, gây khó khăn cho những người cần việc làm nhanh chóng.
– Rào cản văn hoá: Sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ và lối sống giữa Việt Nam và New Zealand có thể gây khó khăn cho người lao động trong việc thích nghi và hòa nhập.
– Thị trường chưa phổ biến và ít cơ hội: So với các thị trường như Nhật Bản hay Hàn Quốc, số lượng đơn hàng và công ty đủ điều kiện xuất khẩu lao động sang New Zealand còn hạn chế. Điều này làm giảm cơ hội tiếp cận công việc phù hợp cho lao động Việt Nam.
– Khả năng cạnh tranh cao Thị trường lao động New Zealand cạnh tranh khá cao, không chỉ với lao động từ các nước phát triển mà còn với lao động từ các quốc gia khác. Lao động từ các quốc gia như Philippines hay Ấn Độ cạnh tranh mạnh mẽ với lao động Việt Nam nhờ trình độ tiếng Anh vượt trội và kỹ năng tốt hơn.
– Xa gia đình, nhớ nhà: Khoảng cách địa lý xa xôi giữa Việt Nam và New Zealand có thể khiến người lao động cảm thấy nhớ nhà và khó khăn trong việc về thăm gia đình, đặc biệt trong những dịp lễ tết.
– Tiềm ẩn nhiều rủi ro: Vì là thị trường mới nên thông tin về xuất khẩu lao động New Zealand chưa được phổ biến rộng rãi và có thể có những thông tin sai lệch hoặc xuất hiện các công ty XKLĐ không uy tín khiến người lao động có thể bị rơi vào các bẫy lừa đảo, tiền mất tật mang.
Như vậy, có thể thấy, thị trường xuất khẩu lao động tại đất nước New Zealand không phù hợp với đa phần người lao động phổ thông Việt Nam.
Nếu bạn có trình độ cao, giao tiếp tiếng Anh tốt và sẵn sàng đối mặt với những rào cản ban đầu như chi phí và thời gian chuẩn bị, New Zealand có thể là cơ hội lý tưởng để phát triển nghề nghiệp và định cư lâu dài.
Tuy nhiên, so với New Zealand, thị trường Nhật Bản có nhiều ưu điểm vượt trội hơn.
Nếu bạn là lao động phổ thông, không thành thạo tiếng Anh, và cần việc làm ổn định, Nhật Bản là lựa chọn khả thi hơn nhờ sự ổn định, chi phí thấp và cơ hội đa dạng.
Nhật Bản có hàng nghìn đơn hàng mỗi năm, từ nông nghiệp, xây dựng, đến chế biến thực phẩm,... nhiều đơn hàng không yêu cầu trình độ cao hoặc tiếng Nhật ngay từ đầu phù hợp với đa dạng đối tượng lao động.
>>> Tham khảo các đơn hàng HOT đi Nhật TẠI ĐÂY
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về thị trường XKLĐ New Zealand, từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với năng lực và mục tiêu của bản thân. Đừng ngần ngại liên hệ với Thành Đô nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn, giải đáp nhé
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI
Hotline: 097.448.4560/ (+84) 248-589-1661
🏨 Address: Tầng 9, Tòa nhà CIC, Phố Nguyễn Thị Duệ, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Email: Hello.wearethanhdoies@gmail.com
Website: https://duhocxkldthanhdo.vn
Tin liên quan
- Thành công của nông nghiệp Nhật Bản đến từ đâu
- Nền nông nghiệp Nhật Bản
- Xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành nông nghiệp
- Xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành ô tô
- Có bằng đại học đi xuất khẩu lao động
- Mức lương các tỉnh ở Nhật Bản
- Xuất khẩu lao động Thanh Hóa
- Trang phục truyền thống của Nhật Bản
- Các đơn XKLĐ Nhật
- Cẩm nang xklđ Nhật 2025
- Nên chọn công việc gì khi đi xuất khẩu lao động?
- Công ty xuất khẩu lao động Nhật Bản Thành Đô tiễn bay thực tập tháng 3 năm 2025
- Chi phí đơn hàng 1 năm đi Nhật
- Tiêu chuẩn để đi xuất khẩu lao động Nhật Bản
- Thủ tục gia hạn visa kỹ sư tại Nhật
- Cách viết sơ yếu lý lịch
- Thủ tục xuất khẩu lao động Nhật Bản
- Thủ tục nhập cảnh Nhật Bản
- Kỹ sư đi Nhật không mất phí
- Đi Nhật theo diện kỹ sư có tốt không