Giới thiệu bản thân tiếng Nhật khi đi phỏng vấn 
Thành đô


Giới thiệu bản thân tiếng Nhật khi đi phỏng vấn

Giới thiệu bản thân tiếng Nhật khi đi phỏng vấn - Thực tế, một bài giới thiệu bản thân tiếng Nhật khi đi phỏng vấn ấn tượng không chỉ thể hiện sự chuẩn bị kỹ lưỡng mà còn cho thấy thái độ nghiêm túc, tinh thần cầu tiến của bạn. Vậy làm sao để xây dựng một bài giới thiệu chuẩn chỉ, lịch sự và thu hút?

Giới thiệu bản thân tiếng Nhật khi đi phỏng vấn

Giới thiệu bản thân tiếng Nhật khi đi phỏng vấn. Bạn đang chuẩn bị cho buổi phỏng vấn tiếng Nhật quan trọng tại Nhật Bản nhưng lo lắng về phần giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật? Bạn muốn tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng Nhật Bản ngay từ lần gặp đầu tiên? Bạn muốn biết cách giới thiệu bản thân một cách tự nhiên và chuyên nghiệp bằng tiếng Nhật? 

Thực tế, một bài giới thiệu bản thân tiếng Nhật khi đi phỏng vấn ấn tượng không chỉ thể hiện sự chuẩn bị kỹ lưỡng mà còn cho thấy thái độ nghiêm túc, tinh thần cầu tiến của bạn. 

Vậy làm sao để xây dựng một bài giới thiệu chuẩn chỉ, lịch sự và thu hút? Hãy cùng Thành Đô tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

Giới thiệu bản thân tiếng Nhật khi đi phỏng vấn

Khi tham gia phỏng vấn bằng tiếng Nhật, việc giới thiệu bản thân một cách chi tiết và tự tin là rất quan trọng. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể cho từng phần trong bài giới thiệu, kèm theo nhiều ví dụ và từ vựng phong phú:

Chào hỏi (挨拶 - Aisatsu)

Bắt đầu bằng lời chào phù hợp với thời điểm trong ngày một cách lịch sự và thể hiện sự tôn trọng đối với người phỏng vấn.

Ví dụ:

おはようございます。 (Ohayou gozaimasu.) - Chào buổi sáng.

こんにちは。 (Konnichiwa.) - Chào buổi chiều.

こんばんは。 (Konbanwa.) - Chào buổi tối.

はじめまして。 (Hajimemashite.) - Rất vui được gặp bạn.

Hãy cúi chào sau khi nói xong để thể hiện sự tôn trọng.

Giới thiệu họ tên (名前の紹介 - Namae no shoukai)

Nêu rõ họ và tên của bạn, sử dụng cấu trúc phù hợp để thể hiện sự lịch sự.

Có thể sử dụng cấu trúc: Watashi wa [tên] desu hoặc lịch sự hơn với cấu trúc: [Tên] to moushimasu 

Ví dụ:

私はグエン・ヴァン・アンです。 (Watashi wa Nguyen Van An desu.) - Tôi là Nguyễn Văn An.

グエン・ヴァン・アンと申します。 (Nguyen Van An to moushimasu.) - Tôi tên là Nguyễn Văn An.

Giới thiệu bản thân

>>> Xem thêm: Giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật N5

Giới thiệu độ tuổi (年齢の紹介 - Nenrei no shoukai)

Sử dụng cấu trúc để giới thiệu số tuổi của mình: Watashi wa [số tuổi] desu.

Ví dụ:

私は二十一歳です。 (Watashi wa ni juu issai desu.)
Tôi 21 tuổi.

18 tuổi: 十八歳 (juu hassai)

20 tuổi: 二十歳 (hatachi)

30 tuổi: 三十歳 (san jussai)

Giới thiệu quê quán, nơi sinh sống (出身地と居住地の紹介 - Shusshin to kyojūchi no shoukai)

Chia sẻ về quê quán và nơi bạn đang sinh sống để người phỏng vấn hiểu rõ hơn về bạn.

Trong đó, cấu trúc giới thiệu quê quán: [Tên địa phương] から来ました。

Cấu trúc giới thiệu nơi sống hiện tại: 現在は [địa điểm] に住んでいます。

Ví dụ:

ベトナムのハノイ出身です。 (Betonamu no Hanoi shusshin desu.) - Tôi đến từ Hà Nội, Việt Nam.

現在、ホーチミン市に住んでいます。 (Genzai, Ho Chi Minh shi ni sundeimasu.) - Hiện tại, tôi đang sống ở TP. Hồ Chí Minh.

私の住所はハノイ市ドンダー区です。 (Watashi no juusho wa Hanoi-shi Donda-ku desu.) - Địa chỉ của tôi là quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

Giới thiệu về gia đình (家族について - Kazoku ni tsuite)

Mô tả ngắn gọn về gia đình của bạn với cấu trúc: Kazoku wa [số người] desu.

Ví dụ:

私の家族は5人です。両親と兄が2人います。 (Watashi no kazoku wa gonin desu. Ryoushin to ani ga futari imasu.) - Gia đình tôi có 5 người: bố mẹ và hai anh trai.

私は結婚していて、子供が1人います。 (Watashi wa kekkon shiteite, kodomo ga hitori imasu.) - Tôi đã kết hôn và có một con.

Giới thiệu về tính cách của bản thân (自分の性格について - Jibun no seikaku ni tsuite)

Nêu bật những đặc điểm tính cách để người phỏng vấn hiểu rõ hơn về con người bạn.

Hãy sử dụng cấu trúc: Watashi no seikaku wa [tính cách] desu để giới thiệu nhé. 

Ví dụ:

私は責任感が強く、真面目な性格です。 (Watashi wa sekininkan ga tsuyoku, majime na seikaku desu.) - Tôi có tinh thần trách nhiệm cao và tính cách nghiêm túc.

私は明るく、社交的な人間です。 (Watashi wa akaruku, shakouteki na ningen desu.) - Tôi là người vui vẻ và hòa đồng.

私は新しいことに挑戦するのが好きな性格です。 (Watashi wa atarashii koto ni chousen suru no ga suki na seikaku desu.) - Tôi có tính cách thích thử thách những điều mới mẻ.

Nói về sở trường, điểm mạnh bản thân (自分の強み - Jibun no tsuyomi)

Chia sẻ về kỹ năng và điểm mạnh liên quan đến công việc để thể hiện sự phù hợp với vị trí ứng tuyển thông qua cấu trúc: [Hoạt động] ga tokui desu.

Ví dụ:

チームワークと問題解決能力に自信があります。 (Chīmuwāku to mondai kaiketsu nouryoku ni jishin ga arimasu.) - Tôi tự tin vào khả năng làm việc nhóm và giải quyết vấn đề.

私は時間管理が得意で、締め切りを守ります。 (Watashi wa jikan kanri ga tokui de, shimekiri o mamorimasu.) - Tôi giỏi quản lý thời gian và luôn tuân thủ thời hạn.

私の強みは多文化環境でのコミュニケーション能力です。 (Watashi no tsuyomi wa takabunka kankyou de no komyunikeeshon nouryoku desu.) - Điểm mạnh của tôi là khả năng giao tiếp trong môi trường đa văn hóa.

Nói về sở trường, điểm mạnh bản thân (自分の強み - Jibun no tsuyomi)

Giới thiệu điểm yêu thích tại Nhật (日本で好きなこと - Nihon de suki na koto)

Thể hiện sự quan tâm đến văn hóa hoặc địa điểm tại Nhật Bản để tạo ấn tượng tốt với người phỏng vấn.

Bạn có thể sử dụng cấu trúc sau: 

日本の好きなところは…です。 (Nihon no suki na tokoro wa... desu.): Điều tôi thích ở Nhật là…

日本の文化に興味があります。 (Nihon no bunka ni kyōmi ga arimasu.): Tôi rất quan tâm đến văn hóa Nhật Bản.

Ví dụ:

日本の伝統文化や料理に興味があります。 (Nihon no dentou bunka ya ryouri ni kyoumi ga arimasu.) - Tôi quan tâm đến văn hóa truyền thống và ẩm thực Nhật Bản.

京都の歴史的な寺院を訪れるのが好きです。 (Kyouto no rekishiteki na jiin o otozureru no ga suki desu.) - Tôi thích thăm các ngôi chùa lịch sử ở Kyoto.

日本の好きなところは、四季がはっきりしているところです。日本の文化もとても興味があります。(Nihon no suki na tokoro wa, shiki ga hakkiri shite iru tokoro desu. Nihon no bunka mo totemo kyōmi ga arimasu.): Điều tôi thích ở Nhật là có bốn mùa rõ rệt. Tôi cũng rất quan tâm đến văn hóa Nhật Bản.

Kết thúc phần giới thiệu

Kết thúc bằng lời cảm ơn và cúi chào.

Ví dụ:

ご清聴ありがとうございました。どうぞよろしくお願いいたします。
(Go seichou arigatou gozaimashita. Douzo yoroshiku onegai itashimasu.): Cảm ơn vì đã lắng nghe. Rất mong nhận được sự giúp đỡ.

以上で自己紹介を終わります。ありがとうございました。 (Ijō de jiko shōkai o owarimasu. Arigatō gozaimashita.): Xin kết thúc phần giới thiệu bản thân tại đây. Cảm ơn quý vị đã lắng nghe.

御清聴ありがとうございました。 (Goseichō arigatō gozaimashita.): Cảm ơn quý vị đã lắng nghe.

Sau đó đừng quên cúi chào để thể hiện sự tôn trọng, lịch sự nhé.

Kết thúc phần giới thiệu

>>> Xem chi tiết: Phỏng vấn tiếng Nhật

>>> Xem thêm: Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn tiếng Nhật

Một số lưu ý khi giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật

Khi tham gia phỏng vấn bằng tiếng Nhật, việc giới thiệu bản thân một cách tự tin, rõ ràng, chân thành sẽ tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng bạn nên cân nhắc:

Chuẩn bị kỹ lưỡng nội dung giới thiệu

Khi giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật, điều quan trọng nhất là bạn cần có một cấu trúc rõ ràng. 

Phần giới thiệu nên bao gồm các nội dung cơ bản như lời chào, tên, tuổi, quê quán, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, sở thích và cuối cùng là lời cảm ơn. 

Hãy chuẩn bị sẵn một bản thảo và luyện tập nhiều lần để đảm bảo phần trình bày của bạn mạch lạc, không lặp lại hoặc lan man.

Sử dụng ngôn ngữ và kính ngữ phù hợp

Văn hóa Nhật Bản rất coi trọng kính ngữ, vì vậy việc sử dụng ngôn ngữ lịch sự là điều không thể thiếu. 

Trong giới thiệu bản thân, hãy sử dụng các câu đơn giản nhưng lịch sự, ví dụ: “私はグエン・ヴァン・アンと申します” (Watashi wa Nguyen Van An to moushimasu) thay vì chỉ nói “私はグエン・ヴァン・アンです” (Watashi wa Nguyen Van An desu). 

Đối với các cụm từ mang tính trang trọng như "xin cảm ơn", hãy dùng "ありがとうございます" (arigatou gozaimasu) hoặc “どうぞよろしくお願いいたします” (douzo yoroshiku onegai itashimasu) vừa thể hiện sự tôn trọng với người nghe vừa giúp bạn ghi điểm về mặt chuyên nghiệp.

Sử dụng ngôn ngữ và kính ngữ phù hợp

Ngôn ngữ cơ thể và tác phong chuyên nghiệp

Tác phong khi giới thiệu bản thân cũng quan trọng không kém lời nói. Khi bắt đầu và kết thúc phần giới thiệu, hãy cúi chào nhẹ (góc độ cúi khoảng 15-30 độ) để thể hiện sự tôn trọng. Đứng thẳng, hai tay đặt nhẹ nhàng phía trước hoặc hai bên và tránh để tay sau lưng hay cử động quá nhiều. 

Trong khi giới thiệu, hãy giao tiếp bằng mắt với người phỏng vấn, nhưng không nhìn chằm chằm gây khó chịu. Nụ cười nhẹ sẽ giúp bạn tạo cảm giác thân thiện, dễ gần.

Tự tin và trung thực

Sự tự tin là chìa khóa giúp bạn thể hiện tốt nhất trong phần giới thiệu. Tuy nhiên, bạn cần phân biệt giữa tự tin và tự mãn. Hãy trình bày một cách bình tĩnh, tự nhiên và có tổ chức. 

Đồng thời, trung thực là yếu tố mà nhà tuyển dụng Nhật Bản rất coi trọng. Đừng cố gắng phóng đại thành tích hoặc bịa đặt thông tin về bản thân. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm trong một lĩnh vực nào đó, hãy nói rõ rằng bạn sẵn sàng học hỏi và cải thiện kỹ năng.

Kết thúc với lời cảm ơn và mong muốn hợp tác

Kết thúc phần giới thiệu, hãy bày tỏ sự cảm kích với người phỏng vấn vì đã lắng nghe bạn. Ví dụ: “本日はお時間をいただき、誠にありがとうございます” (Honjitsu wa ojikan wo itadaki, makoto ni arigatou gozaimasu) – “Cảm ơn quý vị đã dành thời gian cho tôi ngày hôm nay.” 

Ngoài ra, đừng quên thể hiện mong muốn được hợp tác và học hỏi, bằng cách nói: “どうぞよろしくお願いいたします” (Douzo yoroshiku onegai itashimasu). 

Kèm theo lời cảm ơn, một cái cúi chào nhẹ sẽ giúp bạn kết thúc phần trình bày một cách chuyên nghiệp.

Bài mẫu giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật

Khi tham gia phỏng vấn đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) hoặc du học tại Nhật Bản, việc chuẩn bị một bài giới thiệu bản thân rõ ràng và ấn tượng là vô cùng quan trọng. 

Bạn có thể tham khảo bài mẫu dưới đây để tự tin hơn trong buổi phỏng vấn của mình nhé.

はじめまして、グエン・バン・アンと申します。今年二十歳です。ナムディンから来ました。結婚しています。家族は四人います。父と母と妻と私です。趣味は音楽を聞くこと、本を読むこと、そして新しい場所を探検することです。

日本で働きたい理由としては、三つの目標があります。第一に、日本語の能力を向上したいと思っています。第二に、仕事のスキルを高め、将来のキャリアに役立てたいです。最後に、生活費や家族のサポートをするために、安定した収入を得たいと考えています。

私は責任感が強く、どんな仕事でも全力を尽くす性格です。たとえ難しいことや困難があっても、忍耐強く努力してまいります。何卒、よろしくお願いいたします。

Dịch sang tiếng Việt:

Rất hân hạnh được làm quen. Tôi tên là Nguyễn Văn An, năm nay 20 tuổi. Tôi đến từ Nam Định và hiện đã kết hôn. Gia đình tôi gồm 4 người: Bố, mẹ, vợ và tôi. Sở thích của tôi là nghe nhạc, đọc sách và khám phá những địa điểm mới. 

Lý do tôi muốn làm việc tại Nhật Bản gồm ba mục tiêu. Thứ nhất, tôi muốn nâng cao khả năng tiếng Nhật. Thứ hai, tôi muốn cải thiện kỹ năng làm việc để hỗ trợ cho sự phát triển sự nghiệp trong tương lai. Cuối cùng, tôi mong muốn có nguồn thu nhập ổn định để trang trải chi phí sinh hoạt và hỗ trợ gia đình.

Tôi là một người có trách nhiệm, luôn cố gắng hết mình trong công việc. Dù gặp khó khăn, tôi vẫn sẽ kiên trì và nỗ lực. Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ quý vị. Xin chân thành cảm ơn.

Hy vọng qua bài viết trên bạn đã bỏ túi được những câu giới thiệu bản thân tiếng Nhật khi đi phỏng vấn, từ đó tự tin thể hiện bản thân và tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Nếu bạn còn bất kỳ khó khăn nào, đừng ngần ngại liên hệ với Thành Đô để được tư vấn và thông tin chi tiết nhất. 

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

☎️ Hotline: 097.448.4560/ (+84) 248-589-1661

🏨 Address: Tầng 9, Tòa nhà CIC, Phố Nguyễn Thị Duệ, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

📩 Email: Hello.wearethanhdoies@gmail.com

🌐 Website: https://duhocxkldthanhdo.vn

Tin liên quan

TIN TỨC

Bài test phỏng vấn công ty Nhật

Bài test phỏng vấn công ty Nhật

Bài test phỏng vấn công ty Nhật - Bạn đang ấp ủ ước mơ làm việc tại một công ty Nhật Bản? Bên cạnh vòng phỏng vấn trực tiếp, bài test phỏng vấn công ty Nhật cũng là một phần không thể thiếu trong quy trình tuyển dụng, đóng vai trò then chốt, quyết định việc bạn có đặt chân vào cánh cửa cơ hội hay không.

Có nên làm việc ở Hokkaido?

Có nên làm việc ở Hokkaido?

Có nên làm việc ở Hokkaido - Hokkaido là hòn đảo xinh đẹp ở cực bắc Nhật Bản, đang ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn cho lao động Việt. Với khí hậu mát mẻ vào mùa hè, tuyết phủ trắng xóa vào mùa đông, cùng với nền kinh tế phát triển, Hokkaido mang đến nhiều cơ hội việc làm cho lao động? Vậy có nên làm việc ở Hokkaido hay không? Cùng tìm hiểu nhé

Đi Nhật không cần học tiếng

Đi Nhật không cần học tiếng

Đi Nhật không cần học tiếng - Bạn đang ấp ủ giấc mơ đến Nhật Bản làm việc? Nhưng có thật sự đi Nhật không cần học tiếng. Liệu có con đường nào đến với đất nước mặt trời mọc mà không cần trang bị cho mình hành trang ngôn ngữ? Cùng tìm hiểu chi tiết nhé.

Mục đích đi Nhật là gì

Mục đích đi Nhật là gì

Mục đích đi Nhật là gì? - Bạn đang ấp ủ giấc mơ Nhật Bản? Bạn muốn tìm kiếm cơ hội phát triển bản thân và cải thiện cuộc sống? Bạn đã xác định được mục đích đi Nhật của mình hay chưa? Khi đối diện với câu hỏi phỏng vấn của nhà tuyển dụng rằng mục đích đi Nhật là gì, bạn sẽ trả lời như thế nào?

Không có bằng cấp 2 đi Nhật được không

Không có bằng cấp 2 đi Nhật được không

Không có bằng cấp 2 đi Nhật được không - Xuất khẩu lao động Nhật Bản luôn là một hướng đi hấp dẫn với nhiều người Việt. Nhưng không có bằng cấp 2 đi Nhật được không? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người lao động Việt Nam quan tâm khi muốn tìm kiếm cơ hội làm việc tại Nhật Bản.

THƯ VIỆN HÌNH ẢNH


Sự kiện Thành Đô Sự kiện Thành Đô
Trung tâm đào tạo Việt Đức Trung tâm đào tạo Việt Đức
Sự kiện trung tâm đào tạo Việt Đức Sự kiện trung tâm đào tạo Việt Đức
Hình ảnh Thành Đô IES đã tổ chức tiễn bay các bạn thực tập sinh sang Nhật làm việc Hình ảnh tiễn bay sang Nhật
Thi tuyển đơn hàng Thi tuyển đơn hàng
Thực tập sinh Thực tập sinh
Hình ảnh trao bằng Hình ảnh trao bằng
Thành Đô - Trung tâm đào tạo Việt Đức tổ chức chương trình kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam Sự kiện Thành Đô 20-11
Thành Đô IES Thiện nguyện Thành Đô IES Thiện nguyện